Giới thiệu chung – Bộ môn Tài chính công

Bộ môn Tài chính công

1.Giới thiệu bộ môn:

Bộ môn thành lập vào tháng 1 năm 2012. Bộ môn có 12 giảng viên trong đó có 2 Phó Giáo sư, 4 tiến sĩ, các giảng viên còn lại đều là thạc sĩ và hiện có 4 giảng viên đang học nghiên cứu sinh nước ngoài. Bộ môn phụ trách 5 môn học với 20 học phần. Bộ môn có 2 chuyên ngành đào tạo là Tài chính công và Quản lý thuế.

2.Các môn học phụ trách

1./ Tài chính công

Nghiên cứu những vấn đề về hoạt động tài chính của khu vực công như chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, về thuế và tác động của thuế, ngân sách và quản lý ngân sách, về nợ và quản lý nợ của Chính phủ…Môn học đề cập đến các chính sách, các công cụ tài chính mà chính phủ sử dụng để thực hiện vai trò của mình và sự vận hành các công cụ đó trong điều kiện của Việt nam. Môn học tài chính công vừa đề cập đến các vấn đề có tính nguyên lý đồng thời cũng có các vấn đề mang tính nghiệp vụ cụ thể, các vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, chính sách thuế, chính sách về nợ và quản lý nợ của chính phủ.

2./ Thuế

Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thuế, về chính sách thuế, lý thuyết chung về quản lý thuế. Các khái niệm như tuân thủ thuế, rủi ro tuân thủ thuế, cơ cấu thuế tối ưu được phân tích trong môn học này. Ngoài ra, môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chính sách thuế hiện hành của VN.

3/ Thuế quốc tế

Nghiên cứu những vấn đề về chính sách thuế trong thương mại và đầu tư quốc tế: các nguyên tắc thuế quốc tế, đánh thuế trùng và các biện pháp xử lý hiện tượng đánh thuế trùng, chuyển giá trong thuế quốc tế, hiệp định tránh đánh thuế trùng, thiên đường thuế, thuế nhà thầu, thuế quốc tế với vấn đề bán phá giá, …

4./ Quản lý thuế

Nghiên cứu về nội dung quản lý thuế cũng như các chức năng quản lý thuế và các phương thức quản lý thích hợp đối với các chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý thuế như tổ chức bộ máy quản lý thuế, phương thức quản lý thuế hiện hành của Việt Nam và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế.

5./ Quản lý tài sản công

Nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về tài sản và quản lý tài sản công trong nền kinh tế quốc dân. Khác với nhiều môn học khác, quản lý tài sản công vừa đề cập đến các vấn đề có tính nguyên lý về tài sản và quản lý tài sản thuộc khu vực công, đồng thời cũng  có nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ cụ thể và có đề cập đến các chế độ, chính sách, các qui định  của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công trong nền kinh tế quốc dân.

Lĩnh vực nghiên cứu

  • Chính sách thuế
  • Quản lý thuế
  • Các lý thuyết về thuế
  • Kiểm soát chi NSNN
  • Nợ công và Quản lý nợ công
  • Quản lý thu chi NSNN
  • Quản lý các quỹ TCNN ngoài NSNN
  • Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá.
  • Phân cấp quản lý NSNN
  • Quản lý tài sản công…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *