Giới thiệu chung – Bộ môn Tài chính doanh nghiệp

1. Thông tin Bộ môn

a. Tên bộ môn:

Tiếng Việt: Tài chính doanh nghiệp

Tiếng Anh: Corporate finance

b. Quá trình phát triển

Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, trực thuộc Viện Ngân hàng Tài chính (Khoa Ngân hàng-Tài chính trước đây) chính thức được thành lập vào năm 1992 trên cơ sở Bộ môn Tài chính và Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng và Tài chính. Ra đời trong năm đầu của thời kỳ Đổi mới, khi mà đất nước đang chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân, bộ môn được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nhằm giúp sức vào sự nghiệp phát triển chung, đặc biệt là mặt trận kinh tế của nước nhà. Trải qua hơn 25 năm tồn tại, xây dựng và phát triển, chứng kiến biết bao những thăng trầm của nhà trường và đất nước, bộ môn Tài chính doanh nghiệp vẫn luôn luôn vững vàng và từng bước từng bước vươn lên mạnh mẽ. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước, 24 giảng viên hiện nay của bộ môn với niềm hãnh diện sâu sắc, luôn tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng phấn đấu để tiếp tục dựng xây bộ môn Tài chính doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, nhà trường Đại học Kinh tế quốc dân ngày càng vững vàng và ý nghĩa nhất là đất nước Việt Nam ta ngày càng phồn vinh, phát triển.

c. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ:

– 1977-1987 : Trưởng bộ môn: nhà giáo Nguyễn Thị Kim Quý; Phó trưởng bộ môn: Ông Nguyễn Văn An;

– 1987-1995: Bộ môn trực thuộc Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng và Tài chính: Trưởng bộ môn: GS.TS Nguyễn Văn Nam; Phó trưởng bộ môn PGS.TS Lê Đức Lữ

 – 1995-1999: Bộ môn trực thuộc Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng – Tài chính: Trưởng bộ môn: GS.TS Nguyễn Văn Nam; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo;

  • 1999-2008: Trưởng bộ môn: PGS.TS Lưu Thị Hương; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào;
  • 2008-2011: Trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú;

-2011-2020: Trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào; Phó trưởng bộ môn: Th.s Trần Minh Tuấn (2011-2016); TS. Lê Đức Hoàng (2016 – 2020);

-2020 – nay: Trưởng bộ môn: TS. Lê Đức Hoàng.

d. Cơ cấu nhân lực hiện tại: GS: 0, PGS.TS: 2, TS: 8, ThS: 15

STT Họ và tên Học hàm, học vị
1 Vũ Duy Hào Phó Giáo sư, Tiến sĩ
2 Đàm Văn Huệ Phó Giáo sư, Tiến sĩ
3 Lê Đức Hoàng Tiến sĩ
4 Trần Tất Thành Tiến sĩ
5 Phan Hồng Mai Tiến sĩ
6 Đỗ Hồng Nhung Tiến sĩ
7 Trần Đức Thắng Tiến sĩ
8 Đào Anh Tuấn Tiến sĩ
9 Trần Minh Tuấn Tiến sĩ
10 Trần Thị Thu Hiền Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
11 Trần Thị Lan Phương Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
12 Trần Thị Thuỳ Dung Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
13 Vũ Thị Hồng Lê Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
14 Hoàng Khánh Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
15 Trần Phi Long Tiến sĩ
16 Lê Thu Thuỷ Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
17 Lê Quốc Anh Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
18 Đào Lê Trang Anh Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
19 Nguyễn Hoàng Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
20 Nguyễn Thanh Huyền Thạc sĩ
21 Phạm Văn Tuệ Nhã Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh
22 Nguyễn Tuấn Anh Thạc sĩ
23 Hoàng Thị Hồng Ngọc Thạc sĩ

2. Các môn học Bộ môn phụ trách:

Tài chính doanh nghiệp 1: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2

Tài chính doanh nghiệp 2: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2

Phân tích tài chính: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2,học viên cao học

Thẩm định tài chính dự án: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2, học viên cao học

Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên chính quy, tại chức, học viên cao học

Quản trị tài chính: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2, học viên cao học

Lập kế hoạch tài chính: Học viên cao học

Định giá tài chính doanh nghiệp: Học viên cao học

Quản trị dòng tiền: Học viên cao học

Chuyên đề Tài chính doanh nghiệp: Nghiên cứu sinh

3. Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính- Ngân hàng, Quản trị công ty, R&D trong doanh nghiệp, như:

– Quản trị tài chính doanh nghiệp

– Thẩm định tài chính dự án

– Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp

– Chi phí đại diện trong doanh nghiệp

– R&D trong doanh nghiệp

– Cơ cấu vốn doanh nghiệp

– Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tài chính

– Nâng cao năng lực quản trị tài chính và năng lực tài chính cho các doanh nghiệp

– Chính sách và các giải pháp đối với an ninh tài chính tiền tệ

– Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

– Các vấn đề hiện tại về Ngân hàng thương mại

– Định giá doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *