Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

Sáng 11/7/2023 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm Kinh tế vĩ mô giữa năm 2023 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”.

Quang cảnh Toạ đàm

Tham dự Toạ đàm, về phía các tổ chức quốc tế có, TS. Johnathan Picus – Kinh tế Trưởng UNDP; bà Dorsati Madani – Chuyên gia Kinh tế cao cấp – Ngân hàng thế giới; ông John Rockhold, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ – AmCham tại Hà Nội. Về phía đại diện các cơ quan, bộ, ban, ngành có, TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS. Nguyễn Như Quỳnh – Viện trưởng Viện Chiến lược Tài chính, Bộ Tài chính; ông Trần Thành Long – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lê Quốc Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo và Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ThS. Nguyễn Cẩm Trang – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương; ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Quang Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương. Về phía các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp có, TS. Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê; PGS.TS Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam; bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam; ông Đỗ Ngọc Quỳnh – TTK Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam; GS.TS Trần Đình Thiên – Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chuyên gia Kinh tế cấp cao; TS. Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương, chuyên gia kinh tế cấp cao. Về phía đơn vị đồng tổ chức có TS. Chử Văn Lâm – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy); cùng đại diện lãnh đạo các Vụ chức năng Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Quốc hội, các Viện, trường đại học, Hiệp hội Xúc tiến Thương mại và các tập đoàn, doanh nghiệp…

Về phía Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có GS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học; PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa Kinh tế học; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm, các chuyên gia, các nhà khoa học trong toàn Trường.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu

Phát biểu đề dẫn Toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều bất ổn xuất phát từ lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao. Các ngân hàng Trung ương tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, nhiều nền kinh tế lớn đã tăng trưởng chậm lại và các yếu tố chính trị như chiến sự Nga – Ukraine vẫn đang còn diễn biến khá phức tạp. Trong tình hình đó, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 – do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).

Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 232,2 nghìn tỷ đồng, chỉ tương đương 33% so với kế hoạch năm. Vốn thực hiện từ khu vực ngoài Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, so với mức tăng trong năm 2022 là 9,5%. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ, so với mức tăng 7,9% trong năm 2022.

Liên quan đến thương mại quốc tế, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 12,25 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh so với cùng kỳ, lần lượt giảm 12,1% và 18,2% do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, ASEAN, EU và một số quốc gia Đông Á đều giảm.

Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chứng kiến mức giảm 25,6% – lớn nhất trong các thị trường chính. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ. Cũng trong 6 tháng đầu năm, tín dụng nền kinh tế chỉ tăng 3,13%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%. “Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất yếu, mặc dù mức lãi suất đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2022”, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu nhìn nhận.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cho giai đoạn 2 năm 2022-2023, mặc dù đã qua 1 năm rưỡi, nhưng số tiền đã giải ngân còn rất thấp, chưa tạo được sự hỗ trợ kịp thời cho các khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, những số liệu trên cho thấy sự sụt giảm mạnh từ phía tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 trở nên rất khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường trong khi khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch. Điều này đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cần khẩn trương có những biện pháp thích hợp, kịp thời để phục hồi tổng cầu, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đứng trước vấn đề trên, Tọa đàm ngày hôm nay sẽ tổng kết toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, đánh giá tổng cầu nền kinh tế trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất những giải pháp có tính chiến lược, kịp thời nhằm phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trở lại của nền kinh tế.

Tọa đàm cũng sẽ đánh giá tổng cầu và các thành phần tổng cầu của nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước mới. Đồng thời, đề xuất định hướng và chính sách khôi phục tổng cầu của nền kinh tế để duy trì động lực và mức độ tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh mới. “Chúng tôi hi vọng thông qua Tọa đàm này, một đánh giá toàn diện về nền kinh tế và tổng cầu sẽ giúp chúng ta chuẩn đoán những thách thức và cơ hội cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Thành Hiếu nhấn mạnh.

TS. Chử Văn Lâm – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phát biểu khai mạc Toạ đàm

Kết thúc nửa chặng đường năm 2023, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 3,72%. Con số này được nhận định còn yếu so với kỳ vọng, mục tiêu đề ra, tuy nhiên, trước các diễn biến phức tạp và khó lường. Trên bình diện tổng thể, Việt Nam vẫn là một điểm sáng của khu vực Châu Á và thế giới. Các chuyên gia nhận định, nửa cuối năm 2023, dù có những điểm sáng xuất hiện, tuy nhiên, xét trên bình diện quốc tế vẫn còn nhiều biến động phức tạp, khó lường, khó dự báo, trong khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, mức độ tổn thương cao. Xét trên bình diện trong nước, mặc dù với tinh thần quyết tâm cao, tuy nhiên, thời gian qua, nội tại nền kinh tế cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu, cả trong công tác quản lý, điều hành và năng lực ứng phó, vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Johnathan Picus – Kinh tế Trưởng Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng, Việt Nam đang dựa nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, tạo ra bong bóng tài sản.Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn, cụ thể như đầu tư công cần tập trung, gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại. Hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội cần mở rộng và hiện đại hoá

Bà Dorsati Madani – Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết dự báo năm 2023 GDP Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng dưới 5%. Phục hồi đến khoảng 5,5-6% vào năm 2024. Chuyên gia của WB đề xuất các biện pháp ứng phó với khủng hoảng bao gồm tháo gỡ khó khăn trên thị trường tín dụng. Theo đó, để cải cách cơ cấu trong trung hạn, cần củng cố hệ số an toàn vốn của ngân hàng; tăng cường các khuôn khổ thể chế để giám sát cẩn trọng, can thiệp sớm, xử lý ngân hàng và quản lý khủng hoảng; tăng cường khung pháp lý về xử lý ngân hàng yếu kém

PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định dù nhìn ở góc độ lạc quan, tăng trưởng hồi phục nhẹ nhưng các chỉ số đều ở mức thấp so với điều kiện bình thường và có nguy cơ kéo dài. PGS.TS Phạm Thế Anh đề xuất cần khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay như giảm chi phí vốn; Kích thích được tiêu dùng nhờ sự hồi phục trên thị trường tài sản. Bên cạnh đó, sử dụng tín dụng thuế đầu tư ngắn hạn; Tránh nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập; Ưu tiên sử dụng các biện pháp tài khoá

PGS.TS Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, nêu các giải pháp tại toạ đàm. Thứ nhất, phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ xấu. Thứ hai, lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ngoại trừ những trường hợp những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu hay với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ cao, còn lại là phải chấp nhận đó là thị trường. Một vấn đề quan trọng hơn là phải ổn định được tỷ giá. Thời điểm này ổn định tỷ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định

TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: “Với kinh nghiệm và trải nghiệm hơn 30 năm trong Chính phủ, tôi thấy đây là thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Khó khăn thứ hai là tìm chưa thấy lối ra. Trong khi đó, đánh giá nói chung của các cơ quan nhà nước chưa sát với tình hình thực tiễn. Nói đến tổng cầu chỉ duy nhất cầu Chính phủ có thể kiểm soát được là đầu tư công”

Tại Toạ đàm, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng mối quan hệ giữa tổng cầu với tăng trưởng đã được nhìn nhận từ lâu. Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm vừa rồi và đến hội thảo hôm nay, chúng ra mới nhìn thấy rõ hơn vai trò đó.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, điều này thể hiện rõ ở việc trong khi các nguồn lực đầu vào của sản xuất trong 6 tháng năm 2023 tốt hơn rất nhiều so với năm 2022 nhưng kinh tế không tăng trưởng được, đó là vì vấn đề mất cân đối tổng cầu. Vì vậy, vấn đề cần nghĩ đến hiện không chỉ là tái cấu trúc sản xuất mà còn ở tổng cầu. Tại tọa đàm, các đại biểu đã chỉ ra trong 4 yếu tố của tổng cầu quyết định đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thì có 3 yếu tố trong nước, trong đó cầu của Chính phủ tăng hơn 38%, tổng vốn đầu tư tăng thêm, tốc độ giải ngân dù năm nay chậm nhưng vẫn tăng hơn năm 2022 khoảng 15%.

Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng của người dân năm nay cũng đang mở hoàn toàn; cầu về đầu tư doanh nghiệp cũng vậy, các nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp đều đã được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. “Ngân hàng đã 4 lần giảm lãi suất, tích cực hỗ trợ nguồn vốn để dành cho doanh nghiệp, có lẽ vốn lúc này không thiếu, thậm chí dư thừa, doanh nghiệp rất sẵn sàng đầu tư nhưng lại không đầu tư được”, GS.TS Hoàng Văn Cường nêu nghịch lý.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu

Từ những phân tích trên, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng rõ ràng 3 khu vực cầu trong nước mặc dù dường như luôn sẵn sàng nhưng chưa phát huy được tác dụng, chỉ có duy nhất cầu liên quan đến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, nhưng nếu bị suy giảm sẽ kéo theo cả 3 cầu trên bị đình trệ. Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Cường, khi 3 cầu này suy giảm thì vấn đề cần nhìn nhận thẳng thắn là việc tái cấu trúc của nền kinh tế có lẽ đang bị lệ thuộc quá lớn vào các yếu tố bên ngoài. “Xu hướng tái cấu trúc tổng cầu là cần thiết nhưng tái cấu trúc nền kinh tế  vẫn cần đặt vấn đề lại mặc dù chúng ta đã nói cách đây 2 thập kỷ nhưng đến thời điểm này, vì có lẽ chưa đạt được các mục tiêu đề ra, tôi nghĩ rằng cần nhìn nhận thấu đáo hơn”, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học trả lời phỏng vấn bên lề Toạ đàm

Cũng tại Toạ đàm, GS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, bên cạnh các chính sách tổng cầu để hồi phục kinh tế nhanh, vẫn cần quyết tâm chính trị cao để duy trì các chính sách trọng cung để tránh những đánh đổi mục tiêu trong chính sách tổng cầu, đồng thời đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững.

Các đại biểu tham dự Toạ đàm cùng chụp ảnh lưu niệm

Trên cơ sở kết quả Tọa đàm, các cơ quan chủ trì tổ chức sẽ ghi nhận, tiếp thu tối đa tất cả những ý kiến trao đổi, thảo luận, góp ý cũng như nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, các tham luận để chuyển giao cho Ban Kinh tế Trung ương nhằm mục đích phục vụ xây dựng báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô và tham mưu các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Ban./.

Bài và ảnh: Phòng Truyền thông

Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Tọa đàm:

Vneconomy: PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu: Sụt giảm tổng cầu của nền kinh tế khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm sẽ rất khó khăn

TS. Chử Văn Lâm: Tọa đàm Kinh tế vĩ mô giữa năm 2023 là một sự kiện kinh tế quan trọng

GS.TS Hoàng Văn Cường: Vốn không thiếu, sao doanh nghiệp không đầu tư được?

TS. Nguyễn Đức Hiển: Ban Kinh tế Trung ương sẽ chắt lọc, tiếp nhận ý kiến đóng góp tại tọa đàm Kinh tế vĩ mô giữa năm 2023

TS. Nguyễn Bích Lâm: Tổng cầu trong nước suy yếu mạnh, muốn kích cầu phải làm cho người dân đẩy mạnh chi tiêu

TS. Nguyễn Đình Cung: Nền kinh tế Việt Nam đang ở thời điểm khó khăn nhất

Không chỉ suy giảm đơn hàng xuất khẩu, Việt Nam còn đối diện nguy cơ mất hẳn đơn hàng

Việt Nam cần thực hiện ngay các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng trung hạn

Năm giải pháp gỡ khó sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2023

Doanh nghiệp kiến nghị những gì để chống bão “suy giảm tổng cầu”?

Sức khoẻ doanh nghiệp, nền kinh tế đang thế nào?

Tổng cầu thế giới giảm, doanh nghiệp Việt chồng chất khó khăn

Chính sách tiền tệ cạn dư địa, cần đẩy mạnh chính sách tài khoá để phục hồi tổng cầu

[Phóng sự ảnh]: Nhiều chuyên gia hiến kế để “Phục hồi tổng cầu – thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam”

CafeF: Kinh tế khó khăn, muốn hóa giải phải trị bệnh ‘không ai muốn làm’

Hiện tượng ‘bất thường’ xảy ra với kinh tế Việt Nam

Báo Lao động: Giải pháp tăng trưởng kinh tế đến từ đầu tư công và hạ lãi suất

Cánh cửa sáng phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm

Nhân dân: Phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

Thời báo Tài chính: Đẩy nhanh đầu tư công là giải pháp ít “tác dụng phụ” hơn hạ lãi suất

Báo điện tử ĐCSVN: “Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới”

Thời báo Ngân hàng: Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Công luận: Chuyên gia khuyến nghị khẩn trương phục hồi tổng cầu, tránh nôn nóng hạ lãi suất dồn dập

Vietnam Finace: Doanh nghiệp đang xuất khẩu trăm tỷ/tháng phải dừng vì không được hoàn thuế

Tổng cầu sụt giảm mạnh, nền kinh tế khó khăn nhất 30 năm qua

Diễn đàn Doanh nghiệp: Sụt giảm tổng cầu, mục tiêu tăng trưởng 6,5% gặp khó

Khó khăn về chính sách là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp

Năm giải pháp “về đích” mục tiêu tăng trưởng

Kỳ vọng gói hỗ trợ thuế, phí kịp “thẩm thấu” đến doanh nghiệp

Giải bài toán kích thích tổng cầu

Báo Pháp luật Việt Nam: Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn để kích cầu

VOV: Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

QĐND: Tổng cầu giảm mạnh, mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% là thách thức rất lớn

TTXVN: Nhận diện rõ thực trạng tổng cầu để thúc đẩy tiêu dùng

Đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

Tiền phong: Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Báo Hải quan: Thúc đẩy tổng cầu cho kinh tế hồi phục

Việt Nam Plus: Cần biện pháp phục hồi tổng cầu kịp thời nhằm thúc đẩy tăng trưởng

Tạp chí Tài chính & Doanh nghiệp: Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

VnBusiness: Chính sách tiền tệ không phải là ‘cây đũa thần’ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tạp chí Thuế: Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện mới

Kinh tế & Đô thị: Phục hồi nền kinh tế thông qua khôi phục tổng cầu

Tạp chí BĐS VN: PGS.TS. Phạm Thế Anh: Giai đoạn này cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa để phục hồi kinh tế

Báo Đấu thầu: Phục hồi tổng cầu là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng

Báo Công thương: Nỗ lực phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tạp chí Thương trường: Cần các giải pháp phục hồi tổng cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ: Gỡ nút thắt chính sách tài khoá giúp phục hồi tổng cầu nền kinh tế

Tạp chí Doanh nhân Việt Nam: PGS.TS Trần Đình Thiên: ‘Doanh nghiệp đang khó khăn, tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm dựa vào ai?’

Chuyên gia: ‘Việt Nam phải dần quen với khái niệm tăng trưởng thấp ổn định’

Báo Công lý: Tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh

Tạp chí Doanh nhân trẻ: Để thúc GDP 6 tháng cuối năm: Cần quyết liệt ‘kích’ tổng cầu

Mekong Asean: Chuyên gia khuyến nghị 3 giải pháp phục hồi tổng cầu, kích thích tăng trưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *