Tọa đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học”

Kể từ khi ra mắt công chúng vào cuối năm 2022, ChatGPT – Chatbot trí tuệ nhân tạo do OpenAI phát triển – đã có tốc độ phát triển nhanh chóng và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vai trò của nó trong giáo dục đại học vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong khi một số người coi AI như một công cụ để nâng cao việc học và giảm bớt khối lượng công việc, thì những người khác lại coi AI và ChatGPT là mối đe dọa đối với tính chính trực, bảo mật thông tin hay tiếp tay cho gian lận và đạo văn.

Để đưa ra góc nhìn đa chiều hơn về các cơ hội, thách thức và tiềm năng của ChatGPT và tác động của AI đối với giáo dục đại học, Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Tọa đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học” nhân kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là dịp để các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài nước thảo luận, chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục đại học.

NỘI DUNG

Vai trò và  ảnh hưởng của AI/ ChatGPT đối với giáo dục đại học?

AI/ ChatGPT có thể thay đổi cách dạy và học ở các trường đại học như thế nào?

Những thách thức chính của AI/ ChatGPT đối với các trường đại học?

Làm thế nào các trường đại học có thể khai thác tiềm năng cũng như ứng phó với sự xuất hiện của AI/ ChatGPT một cách có ý nghĩa?

THỜI GIAN

15h00-17h00, thứ Hai, ngày 9/10/2023

HÌNH THỨC

Tọa đàm trực tiếp và trực tuyến qua ứng dụng MS Teams

Địa điểm: Phòng Hội thảo G, Nhà A1, ĐHKTQD – 207 Giải Phóng, Hà Nội

DIỄN GIẢ

PGS.TS Phạm Văn Hải, Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin -Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội: AI, Dữ liệu và Công nghệ trợ lý ảo trong giáo dục đại học

Trần Thế Trung, Giám đốc khoa học FPT Smart Cloud: Ảnh hưởng của AI đối với giáo dục và đào tạo tại các trường đại học

Michal Bobula, Trường Kinh doanh và Luật, ĐH West of England: AI trong giáo dục đại học: Thách thức, cơ hội và tiềm năng

Reem Muaid, Trường Marketing và Quản lý, ĐH Coventry, UK: Chuyển đổi giáo dục: Cuộc cách mạng AI sáng tạo

GS.TS Harald Von Korflesch, ĐH Koblenz, CHLB Đức: AI và ứng dụng AI tại ĐH Koblenz, CHLB Đức

THÀNH PHẦN THAM DỰ

Đại diện các trường đại học (ĐH) có chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam; Các đối tác nước ngoài và các trường đại học nước ngoài tại Việt Nam: ĐH West of England, ĐH Coventry, ĐH Huddersfield, ĐH Lincoln, ĐH Leeds Beckett, ĐH Koblenz, ULB Solvay Brussels School, TMC Singapore, RMIT, BUV.

———————————————

Thông tin về diễn giả:

PGS.TS Phạm Văn Hải – Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin – Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội:  là chuyên gia tư vấn cho các dự án hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, học máy và phân tích dữ liệu lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong index ISI/SCOPUS trong tổng số các công trình khoa học của các tạp chí uy tín quốc tế, hội thảo quốc tế trong và ngoài nước, đồng thời tham gia chủ trì, phản biện nhiều phiên hội thảo quốc tế và tạp chí quốc tế uy tín như: IEEE transaction, IEEE access, Soft computing, Neural computing and Neural computing applications.

Trần Thế Trung – Giám đốc khoa học FPT Smart Cloud: nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học máy tính, xử lý dữ liệu, học máy, trí tuệ nhân tạo. Là người đăng ký thành công những Bằng sáng chế đầu tiên của Tập đoàn FPT và được nhiều đồng nghiệp gọi là “Einstein của FPT”.

GS.TS Harald Von Korflesch, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Koblenz, CHLB Đức: là Giáo sư về Quản lý thông tin, Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp, Thiết kế tổ chức của ĐH Koblenz và là người sáng lập và điều hành Viện Khoa học & Chuyển giao Quốc tế (CIfET) của Đại học Koblenz. Giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thiết kế tổ chức và thông tin truyền thông và tham gia nhiều dự án nghiên cứu được chính phủ Đức tài trợ.

Michal Bobula, Giảng viên cao cấp, ĐH West of England, UK: là một người đam mê công nghệ, đưa công nghệ vào chương trình giảng dạy, tích hợp nền tảng Bloomberg trong học tập và giảng dạy. Có nhiều năm tham gia vào các nhóm nghiên cứu về AI của ĐH West of England và có một số công trình nghiên cứu khoa học về tác động của AI đối với giáo dục đại học.

Reem Muaid, Giảng viên, ĐH Coventry, UK: đam mê nghiên cứu về AI và hiện đang phụ trách chương trình phát triển học bổng tại đại học Coventry. Là giảng viên giảng dạy về Leadership and Management tại trường Marketing và Quản lý.

Nguồn: Website Đại học Kinh tế quốc dân

https://neu.edu.vn/vi/thong-bao-1424/toa-dam-su-troi-day-cua-ai-va-chatgpt-thach-thuc-va-tiem-nang-doi-voi-giao-duc-dai-hoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *